Các loại máy trợ thính và cách hoạt động

 Máy trợ thính có rất nhiều loại phục vụ cho nhiều kích thước tai và tình trạng khiếm thính khác nhau. Do đó, người bị mất thính lực cần đi khám để được bác sĩ tư vấn loại máy trợ thính phù hợp.

1.Máy trợ thính hỗ trợ thính giác như thế nào?

Máy trợ thính là thiết bị điện tử chạy bằng pin, có tác dụng hỗ trợ thính giác cho người suy giảm thính lực hoặc mất thính lực. Máy đủ nhỏ để đeo trong hoặc sau tai, nhằm tạo âm thanh lớn hơn, giúp bạn nghe rõ hơn. Máy trợ thính hỗ trợ thính giác theo nguyên lý sau:

Có micro thu lại âm thanh tạo ra từ môi trường xung quanh

Bộ khuếch đại giúp tăng âm thanh nghe được

Bộ thu sẽ gửi âm thanh đã được khuếch đại vào tai.

Chỉ có 1⁄5 người bị mất thính lực cải thiện được thính giác khi sử dụng máy trợ thính. Hầu hết dành cho người bị tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh liên kết tai với não do các nguyên nhân sau:

Bệnh tật

Lão hóa

Âm thanh ồn ào

Thuốc men

Mất thính lực do các vấn đề với ống tai, màng nhĩ hoặc tai giữa được gọi là mất thính lực dẫn truyền. Nó có thể chữa trị bằng phẫu thuật hoặc các phương pháp hỗ trợ khác. Nếu tai ngoài vẫn hoạt động tốt thì sử dụng máy trợ thính có thể mang lại hiệu quả.

Người không có tai ngoài thì không thể sử dụng máy trợ thính điển hình. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thiết bị cấy ghép dẫn truyền qua xương.

2. Chọn loại máy trợ thính phù hợp bằng cách nào?

Bạn nên thăm khám thường xuyên để được bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm nguyên nhân gây mất thính lực. Trong khi đó, các nhà thính học sẽ làm các xét nghiệm để phân loại và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Từ đó, bạn có thể được tư vấn sử dụng loại máy trợ thính phù hợp với tình trạng thính giác hiện tại. Bạn không nên đặt mua máy trợ thính online vì chúng có thể không phù hợp với tình trạng thính lực của bạn.

Trong trường hợp mất thính lực cả hai tai, bạn cần đeo hai máy trợ thính cùng lúc để cải thiện thính lực.

Lần đầu sử dụng máy trợ thính, bạn cần kiên nhẫn để làm quen với thiết bị. Dành thời gian để tìm hiểu cách thức hoạt động và gặp bác sĩ để xác định loại máy phù hợp, tránh các vấn đề như:

Khó chịu khi đeo máy trợ thính

Tiếng vọng từ giọng nói

Âm thanh bị rè

Ù tai khi kết nối điện thoại di động

Bạn nên bắt đầu đeo máy trợ thính ở những nơi yên tĩnh và ghi nhật ký về cảm nhận khi sử dụng.



3. Các loại và kiểu máy trợ thính

Bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra loại máy trợ thính phù hợp. Tính chất phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Loại khiếm thính mắc phải và mức độ nghiêm trọng

Tuổi tác của người khiếm thính

Khả năng bảo quản thiết bị

Lối sống của người khiếm thính

Giá cả của thiết bị

Có hai loại máy trợ thính chính:

Máy trợ thính analog: Hoạt động theo nguyên lý chuyển đổi sóng âm thanh thành tín hiệu điện rồi khuếch đại âm thanh. Loại máy này thường ít tốn kém và có nút điều khiển âm lượng đơn giản.

Máy trợ thính kỹ thuật số: Hoạt động theo nguyên lý mã hóa sóng âm thanh (hướng âm thanh và âm lượng) rồi khuếch đại âm thanh. Điều này giúp bạn dễ điều chỉnh âm thanh theo nhu cầu, mà hầu hết máy sẽ tự điều chỉnh. Giá cả của máy trợ thính kỹ thuật số cao hơn máy trợ thính analog nhưng chất lượng và khả năng điều chỉnh âm thanh tốt hơn, kích thước nhỏ hơn.

Dựa vào kích thước, vị trí đặt và cách thức khuếch đại âm thanh, máy trợ thính được chia làm 3 loại sau:

Máy trợ thính trong ống tai: Loại ITC có nhiều kích thước, phù hợp với từng cấu trúc tai khác nhau. Loại CIC có kích thước nhỏ, gần như ẩn trong tai. Cả hai loại này có thể sử dụng để hỗ trợ giảm thích lực mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, kiểu máy này không phù hợp với trẻ em và người khó sử dụng thiết bị kích thước nhỏ. Loại IIC nằm ẩn trong tai, rất khó để nhìn thấy. Nó có thể được đeo hàng ngày hoặc cách vài tháng/lần.

Máy trợ thính trong tai (ITE): Máy ITE được đeo vừa vặn hoàn toàn trong tai ngoài. Loại này tốt cho người bị mất thính lực từ nhẹ đến nặng, nhưng không hiệu quả với trẻ em, đối tượng vẫn còn phát triển chức năng và kích thước tai.

Máy trợ thính sau tai: Loại BTE có hộp nhựa gắn sau tai, tai nghe gắn ở tai ngoài và hướng âm thanh vào tai. Loại Mini BTE nằm hoàn toàn sau tai, với một ống hẹp đi vào ống tai. Điều này giúp tránh tích tụ ráy tai, đảm bảo nghe rõ giọng nói của bạn. BTE có thể sử dụng cho người mất thính lực từ mức độ nhẹ đến nặng.

Máy trợ thính loa đặt trong tai RIC và RITE đều có hộp nhựa lắp sau tai kết nối với bộ thu trong tai hoặc ống tai bằng sợi dây nhỏ. Điều này cho phép âm thanh tần số thấp đi vào tai một cách tự nhiên và âm thanh tần số cao được khuếch đại qua máy trợ thính. RIC và RITE là lựa chọn tốt cho người bị mất thính lực từ nhẹ đến nặng.

4. Cách bảo quản máy trợ thính

Bạn có thể bảo quản máy trợ thính bằng những cách sau:

Tránh xa nhiệt, độ ẩm, các sản phẩm chăm sóc tóc, trẻ em và vật nuôi.

Vệ sinh máy trợ thính sau khi sử dụng theo chỉ dẫn

Tắt thiết bị khi không sử dụng

Thay pin ngay khi hết pin

Máy trợ thính có thể sử dụng trong vòng 3 - 6 năm. Nếu tình trạng thính lực không được cải thiện khi sử dụng máy, bạn có thể đổi máy sớm hơn dự kiến.

Có nên sử dụng tăm bông ngoáy tai thường xuyên không

Các bệnh lý phổ biến thường gặp liên quan đến tai

Để biết thêm các thông tin và hiểu nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến thính lực, Ốc tai điện tử, máy trợ thính. Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.


Twitter: twitter.com/trothinhchauau

FaceBook page: www.facebook.com/maytrothinhchauau.vn



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách thay pin cho máy trợ thính

Nghe kém do di truyền có điều trị được không?

Xốp xơ tai là bệnh gì?