Cách giao tiếp với trẻ bị giảm thính lực (khiếm thính)

 Thông thường trẻ em sinh ra sau 1 đến 2 năm giao tiếp với những người thân xung quanh thì có thể tự hình thành tiếng nói. Tuy nhiên đối với những bạn nhỏ khiếm thính thì điều này không mấy dễ dàng. Để có thể hỗ trợ con tốt, bạn và những người thân xung quanh trẻ nên nắm rõ cách giao tiếp với trẻ bị giảm thính lực.

Nghe kém, giảm thính lực là gì?

Trẻ gặp các vấn đề về nghe là trẻ bị giảm ít nhiều hoặc toàn bộ sức nghe, khiến trẻ không nghe được khoảng cách và cường độ âm thanh bình thường.



Những khó khăn của trẻ khiếm thính

Giao tiếp

Trẻ khiếm thính thường khó bắt kịp vào các cuộc nói chuyện đang diễn ra xung quanh do khả năng nghe kém và hiểu không thấu đáo ý nghĩa của cuộc nói chuyện. Dẫn đến việc trẻ thường ngơ ngác khi được hỏi và phải hỏi lại người đối thoại. Nếu bị điếc, trẻ hoàn toàn phải sử dụng dấu và cử chỉ để giao tiếp. Đây được xem là khó khăn đối với mọi người xung quanh vì phải học ra dấu, ký hiệu để có thể giao tiếp với trẻ.

Học hành

Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn khi đọc khẩu hình miệng vì rất nhiều âm có hình miệng giống nhau, hoặc không thể thấy trên hình miệng. Vì trẻ khiếm thính không nghe được như bình thường nên việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn tới các trở ngại trong học tập.

Độ tuổi tốt nhất để học ngôn ngữ là từ khi sinh ra đến 7 tuổi. Từ 2 - 4 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Vì vậy, việc phát hiện trẻ khiếm thính sớm, trợ thính sớm và giúp trẻ học ngôn ngữ sớm là rất quan trọng. Nếu đến 7 - 8 tuổi trẻ vẫn chưa có ngôn ngữ thì việc học sau này rất khó khăn, không có ngôn ngữ trẻ sẽ rất khó khăn để phát triển những kỹ năng tư duy.

Các môn học như văn học, Tiếng Việt, Sử, Địa...đòi hỏi kĩ năng nghe nói và viết nhiều nên trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn khi học những môn này. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, không có đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ thời gian để kèm thêm cho trẻ. Những điều này trở thành trở ngại cho trẻ trong học tập.

Để các trẻ em khác có thể giao tiếp tốt hơn với trẻ khiếm thính, giáo viên nên làm một bảng chữ cái ngón tay treo ở một bên cạnh bảng đen. Mọi người trong lớp học và trong gia đình nên học cách giao tiếp này để dễ dàng tương tác nói chuyện với trẻ hơn.

Xã hội

Trẻ khiếm thính thường bị hạn chế trong việc giao lưu, quan hệ xã hội và kết bạn do gặp khó khăn về giao tiếp. Cha mẹ, thầy cô nên lưu ý về điều này và nên tạo điều kiện để một vài bạn khác hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi nhóm. Nếu trẻ muốn tham gia chơi nhóm cần nắm được luật chơi và những quy định thưởng phạt, tốt nhất nên chủ động sắp xếp người giải thích kỹ cho trẻ về việc này.

Tâm lý

Đối với trẻ khiếm thính ở độ tuổi còn nhỏ, những trở ngại tâm lý chủ yếu liên quan đến giao tiếp. Do gặp khó khăn trong việc thể hiện được nhu cầu hoặc vì bất lực không hiểu những điều người xung quanh mong muốn, trẻ có thể cáu gắt, hay nổi khùng, dễ gây gổ, đây là tâm lý bình thường và nên được thông cảm.

Còn ở độ tuổi thiếu niên, trẻ khiếm thính có thể bị mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, tránh người lạ... Cha mẹ và giáo viên cần tinh tế trước những thay đổi và những biểu hiện tâm lý của trẻ để giúp trẻ tự tin, bình tĩnh hơn..

Cách giao tiếp với trẻ khiếm thính

Hình thức giao tiếp nào phù hợp nhất với trẻ?

Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ khó khăn về nghe - nói mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về hình thức giao tiếp phù hợp nhất với trẻ. Thông thường, nếu giao tiếp bằng lời nói bị trở ngại, trẻ nên sử dụng các hình thức giao tiếp hỗ trợ không bằng lời nói như: dùng dấu, cử chỉ, nét mặt, cử động miệng, hình vẽ...

Lưu ý khi giao tiếp với trẻ khiếm thính

Nói to hơn một chút: Không thì thầm hoặc nói nhỏ và không quát lên - chỉ cần nói to hơn bình thường một chút.

Nói rõ ràng: Chú ý nói từng âm rõ ràng, không lầm bầm trong miệng.

Giảm tạp âm: Nên nói chuyện ở trong không gian càng yên tĩnh càng tốt bởi tạp âm làm biến đổi tín hiệu âm thanh truyền tới trẻ.

Giữ khẩu hình rõ ràng: Trẻ khiếm thính khi đã thành thạo có thể đọc khẩu hình rất giỏi và có thể đánh giá những gì bạn nói thông qua việc đọc khẩu hình của bạn. Việc giữ khẩu hình rõ ràng giúp trẻ dễ nhận biết ý của bạn hơn.

Sử dụng điệu bộ cử chỉ thoải mái: Để mô tả những gì bạn đang nói hãy kết hợp giữa từ ngữ và điệu bộ cử chỉ, việc này giúp cho trẻ dễ nắm bắt được tình huống bạn đang nói.

Học ngôn ngữ ký hiệu: nếu bạn là người chăm sóc sức khỏe cho trẻ đang sử dụng máy trợ thính và bị điếc hoàn toàn thì ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp cả hai giao tiếp với nhau hiệu quả hơn. Để có thể thông thạo ngôn ngữ ký hiệu, bạn sẽ phải mất một thời gian.

Để giao tiếp với trẻ khiếm thính, hãy thật sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Hãy tưởng tượng tâm trạng thất vọng mà trẻ khiếm thính phải chịu đựng để có thể giao tiếp hiệu quả. Đừng sốt ruột nếu điều bạn muốn nói chưa thể truyền đạt được đến trẻ, hãy thử lại nhiều lần và nắm vững các cách giao tiếp với trẻ khiếm thính ở trên.

XEM THÊM: Sử dụng máy trợ thính đạt hiệu quả cao nhất

Máy trợ thính cho người già nên chọn những loại nào?

Trợ Thính Châu Âu hân hạnh đồng hành với các bạn trên mọi chặng đường.

________________________

TRỢ THÍNH CHÂU ÂU

Cơ sở 1: 29 Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: 62 Đinh Tiên Hoàng, TP. Huế

Số điện thoại: 098 355 0486 – Hotline: 0247 302 6626

Email: trothinhchauau@gmail.com

Website: trothinhchauau.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách thay pin cho máy trợ thính

Nghe kém do di truyền có điều trị được không?

Xốp xơ tai là bệnh gì?